Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Sự thực tiêm kích F-16 xuất kích tấn công Vovchansk
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
“Nước cờ xuất sắc” của Thủ tướng Ấn Độ
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã kết thúc chuyến thăm 3 ngày tại Trung Quốc và tới Mông Cổ bắt đầu chuyến thăm chính thức nước này trong ngày 17/5. Mặc dù Trung Quốc có thể là trọng tâm chuyến công du các nước Bắc Á của Thủ tướng Modi, song Mông Cổ và Hàn Quốc cũng giữ những vai trò chính trị quan trọng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ.

 



Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Thủ tướng Mông Cổ Chimed Saikhanbileg tại Ulan Bator ngày 17/5. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Chuyến thăm Mông Cổ của ông Modi mang ý nghĩa quan trọng vì đây là chuyến thăm đầu tiên của một vị Thủ tướng Ấn Độ, đồng thời diễn ra trong bối cảnh 60 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong chuyến thăm, Chính phủ Mông Cổ dành cho Thủ tướng Modi một sự tiếp đãi đặc biệt: Lần đầu tiên triệu tập phiên họp Quốc hội trong kỳ nghỉ để cho phép một nhà lãnh đạo nước ngoài phát biểu.

 

Trên thực tế, Mông Cổ luôn có mối quan hệ ngoại giao tốt với Ấn Độ, coi nước này như một “láng giềng tinh thần”. Mặc dù vẫn coi Trung Quốc là trọng tâm hàng đầu trong chính sách tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại, song Ấn Độ vẫn dành cho Mông Cổ một chỗ đứng quan trọng trong chiến lược Đông Á của mình.

 

Quan hệ giữa Ấn Độ và nước Mông Cổ hiện đại đã được chính thức hóa kể từ tháng 12/1955. Ấn Độ trở thành nước đầu tiên ngoài khối Xô viết thiết lập quan hệ với Mông Cổ, lúc đó còn gọi là Cộng hòa nhân dân Mông Cổ. Năm 1970, Ấn Độ thành lập Đại sứ quán tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ, đóng vai trò quan trọng đưa Mông Cổ trở thành thành viên của các diễn đàn quốc tế chủ chốt, trong đó có Liên hợp quốc (LHQ), bất chấp sự phản đối của Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan.

 

Quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Mông Cổ phát triển đáng kể từ năm 1973, khi hai nước ký Tuyên bố chung 8 diểm, tạo nền móng cơ bản cho hợp tác song phương. Năm 1994, Ấn Độ và Mông Cổ đã ký Hiệp định quan hệ hữu nghị và hợp tác và năm 2009 nâng quan hệ lên Đối tác toàn diện. Mối quan hệ này chủ yếu xoay quanh hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, năng lượng hạt nhân và thương mại. Hai bên đã ký một hiệp định hạt nhân dân sự, cho phép Mông Cổ xuất khẩu urani cho Ấn Độ một khi Quốc hội Mông Cổ thông qua dự luật về vấn đề này.

 

Trong lĩnh vực quốc phòng, Ấn Độ đóng vai trò quan trọng giúp Mông Cổ hiện đại hóa vũ khí. Trong chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil tới Mông Cổ năm 2011, hai bên đã ký hiệp định hợp tác quốc phòng, cho phép tiến hành cuộc tập trận chung mang mật danh “Nomadic Elephant”. Ấn Độ cũng tham gia tích cực trong chương trình huấn luyện quân sự chung thường niên mang tên “Khaan Quest”, do Mông Cổ đăng cai.

 

Thương mại giữa Ấn Độ và Mông Cổ đã tăng đáng kể trong vài năm qua, mặc dù vẫn rất khiêm tốn. Theo số liệu thống kê chính thức, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 17,4 triệu USD năm 2010, và tăng lên 46,7 triệu USD trong năm 2011; 60,2 triệu USD năm 2012, nhưng lại giảm xuống còn 35 triệu USD năm 2013.

 

Trong cuộc hội đàm ngày 17/5, Thủ tướng Mông Cổ Saikhanbileg và Thủ tướng Ấn Độ Modi đã quyết định nâng quan hệ giữa hai nước từ "Đối tác toàn diện" lên "Đối tác chiến lược". Sau cuộc hội đàm, hai bên đã chứng kiến lễ ký 14 thỏa thuận hợp tác song phương trong các lĩnh vực quan trọng.

 

Mông Cổ là một trong số ít nước - gồm Pháp, Nga, Namibia, Argentina, Anh, Canada, Kazakhstan, Hàn Quốc và Mỹ - ký thỏa thuận cung cấp urani cho Ấn Độ sau khi được Nhóm cung cấp hạt nhân (NSG) “bật đèn xanh” năm 2008. Tuy nhiên, cho đến nay, Ấn Độ vẫn chưa nhận được urani từ Mông Cổ do Quốc hội nước này chưa thông qua thỏa thuận đã ký giữa chính phủ hai nước.

 

Quyết định của Thủ tướng Modi tiến hành chuyến thăm chính thức Mông Cổ được xem là một “nước cờ xuất sắc” về chính trị. Từ sau thời Thủ tướng Nerhu, chưa có Thủ tướng nào của Ấn Độ đưa Mông Cổ vào danh mục các nước “phải đến thăm”. Ông Modi muốn thay đổi quan niệm. Quan hệ gần gũi hơn giữa Mông Cổ và Ấn Độ sẽ có lợi đối với hai nước cả về mặt chính trị lẫn chiến lược. Mông Cổ là nước sản xuất đồng, sắt, than và urani chủ chốt, có thể là nhà cung cấp tiềm năng các nguồn khoáng sản cho Ấn Độ. Mông Cổ cũng là công cụ chiến lược tiềm năng để Ấn Độ thiết lập một cán cân quyền lực trong khu vực nhằm đối trọng với Trung Quốc.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự thực tiêm kích F-16 xuất kích tấn công Vovchansk (20-05-2024)
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Coi thường Nga, Mỹ sẽ phải trả giá (17-05-2015)
    Phát xít cũ, phát xít mới (17-05-2015)
    Pháp sa vào “vũng lầy Mistral” (17-05-2015)
    Nga bị các nước láng giềng bao vây (17-05-2015)
    Pháp lật bài với Nga trong ván bài Mistral (16-05-2015)
    Khi chim ưng quay đầu về hướng Đông (16-05-2015)
    Thông điệp ớn lạnh của thủ lĩnh IS (15-05-2015)
    Ukraine chiến đấu đến “giọt máu cuối cùng” (15-05-2015)
    Ấn Độ giận dữ khi bị TQ chặn yết hầu ra biển (15-05-2015)
    Nga, Trung "khiêu chiến" với NATO? (15-05-2015)
    “Bội ước” với Nga, Pháp hứng quả đắng (15-05-2015)
    Lý do Pháp tăng cường quan hệ với Cuba (14-05-2015)
    Reuters: “Nga-Trung” chặt đến mức nào? (14-05-2015)
    HQ bác tin ông Kim Jong-un đầu độc cô ruột (14-05-2015)
    Sri Lanka tâm điểm đối đầu Ấn - Trung? (14-05-2015)
    John Kerry gặp Putin để ‘làm lành’? (13-05-2015)
    Ấn Độ thăm TQ, là bạn hay thù? (13-05-2015)
    Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên bị xử tử? (13-05-2015)
    An ninh Hàn Quốc trong 'làn đạn' Mỹ-Trung (12-05-2015)
    Anh rập rình, Châu Âu lo ngại (12-05-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153158630.